Còn mấy năm nữa là 30 tuổi rồi! Trời ơi! Không còn nhiều thời gian nữa, mà vừa muốn đi học, vừa muốn đi chơi để tranh thủ mấy năm tuổi thanh xuân ngắn ngủi này. Năm 2014 mình nộp thử Hb Bỉ rồi mà tạch, nhưng thời gian công sức mình bỏ ra chắc là ko thừa vì cũng học hỏi thêm đc nhiều thứ. Sau 1 năm “nghỉ ngơi” mình sẽ tái khởi động từ mùa xuân năm 2016. Các bạn ghé thăm blog nếu có cùng chí hướng thì nhập cuộc với mình cho zui 🙂

Thông tin học bổng/ngành học/trường học thì nhiều, tiền thì ít, hồ sơ thì cũng bình thường. Thôi thì lảm nhảm ở đây, bày ra coi mình có cái gì, được lựa chọn cái gì, phải chuẩn bị giấy tờ như nào, etc. Tất tần tật thông tin cần thiết để chuẩn bị hồ sơ mình cũng sẽ cập nhật hết vào bài này để tiện theo dõi.

Trước hết mình phải xác định học ngành gì để giới hạn vùng tìm kiếm.

  • Báo chí/truyền thông/marketing: đây là ngành mình ưu tiên học vì nó liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm và mục tiêu công việc. Mình sẽ ưu tiên các khoá học  bổ sung kiến thức căn bản về báo chí/truyền thông, và mở rộng thêm về marketing/PR campaigns/social media. Chắc chắn sẽ có ích cho mình nếu một ngày nào đó k làm báo nữa. Tuy nhiên, một số khoá có thể yêu cầu bằng ĐH chuyên ngành liên quan nên có thể mình sẽ gặp bất lợi ở khoản này.
  • Kinh tế/quản trị: liên quan đến ngành học nhưng mình k có nhiều kinh nghiệm liên quan. Từ hồi vào CNA các ps mình sản xuất đều là chính trị-xã hội còn rất ít bài về vĩ mô. Nếu học cái này nói chung phải thuyết phục đc trg lý do chọn ngành trong motivation letter.

Bây giờ mình có 3 phương án thế này:

  • Học bổng Chính phủ: đây là scenario lý tưởng nhất, trường xịn, học bổng danh giá, hơn nữa mình không phải mất tiền học, sinh hoạt và nếu biết tiết kiệm vẫn có thể dành một phần để đi du lịch. Ban đầu mình chỉ thích EU, tuy nhiên về sau mở rộng vùng sang cả UK, NZ và Úc. Theo mình biết các hb Chính phủ đều là merit-based.
  • Học bổng need-based: Italia rất hào phóng với các thể loại học bổng vùng (miễn học phí + 5000 euro/năm, khả năng được hb rất cao, mỗi tội chứng minh thu nhập hơi phức tạp). Các chị đi trc nói 5000 euro/năm là đủ dùng, nhưng mình cứ chuẩn bị thêm mỗi năm 5000 euro nữa cho yên tâm. 🙂
  • Tự túc là hạnh phúc: lựa chọn các trường miễn học phí/học phí thấp và chi phí sinh hoạt thấp. Trường hợp này mình cần thêm khoảng 8,000-10,000 euro/năm cho chi phí sinh hoạt (mặc dù ko hiểu thế nào đứa bạn mình ở Finland chỉ tiêu hết 3,000 euro/năm).

Tiêu chí lựa chọn khoá học của mình bao gồm: phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp, chi phí thấp và cuối cùng mới là ranking của trường. Nhân tiện lúc đầu mình rất lo về GPA nhưng vớ được cái giải thích hệ thống điểm của US Embasssy, nói chung cũng yên tâm hơn chút xíu. Nếu trường yêu cầu thư giải thích hệ thống thang điểm của Việt Nam mình có thể gửi cái này ! Anyway, năm nay mình có các lựa chọn thế này:

I/Học bổng New Zealand-ASEAN (thành công)

  • Deadline: 30 April 2016 (online application) –> cuối tháng 7 có kết quả shortlist để phỏng vấn. Phỏng vấn đầu tháng 9, cuối tháng có kết quả.
  • Thông tin học bổng ở đây
  • Quy trình nộp học bổng ở đây
  • Học bổng này công bằng cho tất cả các ứng cử viên. Tất cả các ngành đều có thể nộp học bổng. Tuy nhiên, học bổng ưu tiên cho những ngành thế mạnh của New Zealand cũng như những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, ví dụ kỹ thuật nông nghiệp, quản lý rủi ro thiên tai, quản lý khối nhà nước và phát triển khối tư nhân.
  • Không cần admission của trường trước khi apply học bổng. Khi nộp online, mình chỉ cần điền tên các trường mình có nguyện vọng học theo thứ tự ưu tiên. Hiện tại mình đang xem xét 2 options: International Business (University of Auckland) và Business Management (University of Canterbury).
  • Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm xin admissionhọc bổng của mình

II/ Học bổng vùng của Italia (halfway vì mình bỏ giữa chừng để nhận hb NZ)

  • Quy trình apply: Trước hết là apply với ĐSQ và trường. Quy trình của mỗi trường khác nhau, tốt nhất nên check với trường và Uni-Italia. Mình nhắm khoá Corporate Communication của trường Milan và được yêu cầu phải pre-registration với ĐSQ Ý tại Hà Nội trước 7/7 (gửi bằng ĐH, bảng điểm), sau đó nộp hồ sơ online trên website của trường và nộp phí 30 eu trước 26/8. Sau khi có admission và visa thì sang đó mới apply học bổng. Lưu ý check deadline của hb vùng tương ứng để nộp hồ sơ cho kịp. Ví dụ với hb trường của mình, thời gian nộp từ tháng 7-9.  Cuối tháng 6 đã phải thường xuyên check website học bổng để xem deadline cụ thể.
  • Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự: tốt nhất ra làm dịch vụ ở đối diện Cục xuất nhập cảnh cho nhanh, phí dịch vụ là khoảng 300k/lần nộp. Mình phải nộp mấy lần tốn gần 1 củ, xót xa nhưng mà cũng phải cố cho nhanh. 🙂
  • Về chứng minh tài chính, Uni-Italia đã có bài hướng dẫn khá đầy đủ ở đây
  • Tham khảo thông tin về học bổng vùng trên blog của Hội SVVN tại Milan.

III/MBA – KU Leuven (Bỉ) (được admission nhưng từ chối)

  • Thông tin về khoá học xem tại đây
  • Khoá học kéo dài 12 tháng từ 19/9/2016 – 17/9/2017.
  • Năm nay học phí Master của trường tăng lên 1750 euro/năm. Chi phí sinh hoạt tại Brussels khoảng 1,000 euro/tháng. Như vậy tổng chi phí sinh hoạt học tập cho 1 năm ở Brussels rơi vào khoảng 350 triệu đồng. (Tuy nhiên có 1 bạn của mình học ở VUB nói bạn í chỉ tiêu khoảng 500 euros/tháng ^ ^). Nói chung là completely doable!
  • Entry requirements: bằng ĐH liên quan (ít nhất 24 ECT các môn management, finance, accounting và marketing)
  • Hồ sơ MIBEM bao gồm bằng ĐH, bảng điểm, IELTS 7.0, chứng nhận đã nộp phí đăng ký, ảnh passport, motivation letter và CV.
  • Nộp hồ sơ online trước ngày 1/3, phí đăng ký là 50 euro. Cần phải đăng nhập vào website của trường để tải application form và nộp các giấy tờ cần thiết. Xem chi tiết về quy trình đăng ký tại đây.
  • Contact: Mrs Katrien Wauters (email: k.wauters@kuleuven.be) để hỏi thông tin chung về khoá học hoặc chị Tessa Krols <tessa.krols@kuleuven.be> để hỏi thông tin cụ thể trong quá trình online application. Chị Tessa rất dễ thương và sẵn sàng hỗ trợ sv hết mình. 
  • Lưu ý: Không nhất thiết phải nộp bản cứng (bằng cấp 3 + bằng Đại học + bảng điểm ĐH) trước deadline. Bao giờ có kết quả admission qua email thì mình bổ sung sau cũng được. Tuy nhiên, trường chỉ có thể gửi admission letter khi đã nhận đc hard copies của mình.
  • Mình từ chối offer, nhưng nếu năm sau vẫn muốn học thì vẫn có thể reapply mà không gặp khó khăn gì. Tham khảo FAQ:

I was admitted to a programme this year, but I was not able to come to KU Leuven and I want to defer my admission. How should I proceed?

You will have to re-apply for the next academic year. You will have to re-pay the application fee (if applicable to you) and you will have to re-upload all the required documents to your online file. If you’ve already sent us certified copies of your diplomas and transcripts by post, you DO NOT have to re-send us these documents since we will keep your file from your previous application.Your file will be sent to the faculty to be re- evaluated with reference to your admission for the same programme from the previous year. We need to do this as there may have been some programme changes or changes in the admission requirments.  Normally, you will receive approval from the faculty again without any problem. Then you will receive a new admission letter from us.

Advertisement

7 thoughts on “Du học

  1. Chị Huệ ơi chị có thể chia sẻ thêm về câu chuyện connect the dots của bản thân được không ạ? Em đang apply 1 số học bổng nhưng em nhận thấy mình chỉ cảm thấy khi đi làm thiếu kiến thức này chưa thể hoàn thành tốt thì đi học, nhưng nhiều hb yêu cầu viết cả research proposal nên em băn khoăn không rõ như thế nào ạ hic.

    Liked by 1 person

    1. Sorry Glenn mình trả lời hơi muộn. Câu chuỵện connect the dots của mỗi người luôn khác nhau, nhưng quan trọng nhất là bạn nhận ra được ở mỗi trải nghiệm (dù là công việc hay học hành), bạn học được gì và nó liên quan đến mục tiêu của bạn trong tương lai. Chẳng hạn mình học Finance, sau đấy ra làm báo thì những kiến thức ở ĐH bổ trợ rất nhiều cho mảng Kinh tế mà mình theo dõi, giúp mình hiểu và phân tích vấn đề sâu hơn. Sau 3 năm làm báo mình lại nhảy sang EuroCham (NGO), chẳng liên quan j tới báo chí nhưng mình học được rất nhiều về Government advocacy và những vấn đề mà doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam quan tâm. Những kiến thức này, một mặt nào đó trở nên rất hữu ích khi mình trở lại làm báo 1 năm sau đó, tại cơ quan thường trú của Channel NewsAsia tại Hà Nội…Và giờ thì mình học International Business, thu thập thêm nhiều global business insights và tư duy phê phán để sau này dù có làm báo hay kinh tế mình cũng có thể sử dụng được các kỹ năng của mình một cách có ích…

      Liked by 1 person

  2. Chào chị
    Em tình cờ biết đến trang của chị khi đi lang thang trên mạng cũng với mong ước tìm học bổng! Em cám ơn thông tin bổ ích của chị!

    Liked by 1 person

  3. Em chào chị,
    Lang thang tren ttvnol tình cờ lại vào được blog của chị và tìm người có cùng mục đích, mặc dù e apply năm nay, nhưng vẫn chưa chuẩn bị được gì lắm, vẫn ngổn ngang lắm ạ hic. Em chắc là sẽ theo plan B vì học bổng toàn phần có vẻ khó lắm ạ. Em đang định nộp KU Leuven và Uni of Antwerp vì thấy có vẻ khả thi nhất, nhưng e đang gặp vấn để to đùng là ko có GMAT hay GRE gì cả, có mỗi IELTS 7.0. Em có biết 1 chị đang học MBA ở KU Leuven mà cũng ko có GMAT hay GRE gì cả. Chắc em sẽ email lại trường để hỏi cho chắc chắn. Có gì chị em mình cùng trao đổi nhé ạ. Nice to meet you 😀

    Liked by 1 person

    1. Em chào chị Huệ Em ngưỡng mộ chị quá xá luôn….em đang trong quá trình lên Plan để apply… em dự định apply 2 học bổng: ADB và ASEAN Newzealand, vì điều kiện tài chính gia đình ko đủ nên phải ráng tìm học bổng toàn phần. Nhưng mà hiện tại em đang thiên về ADB hơn vì thấy điều kiện của nó có vẻ dễ thở hơn so với cái còn lại, nhưng ADB chỉ cấp học bổng từng năm, em cũng lo ko biết năm thứ 2 sao nữa. Chị có nhiều kn có thể chia sẻ cùng em dc ko ạ. Em cảm ơn chị nhiều lắm.

      Liked by 1 person

      1. Chào bạn, thật ra mình chỉ được học bổng Nz còn ADB thì bỏ giữa chừng nên có bao nhiêu chia sẻ bấy nhiêu. Còn cái nào dễ hơn thì khó nói lắm, quan trọng là phù hợp thôi. Bạn cần hỏi chi tiết gì có thể để lại comment mình sẽ trả lời nếu có thể nhé. Good luck!

        Like

Share your thoughts?

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s